Phóng sự ảnh: Văn hoá soi đường cho quốc dân đi

Ngày đăng : 10:00, 24/11/2021

(Kiemsat.vn) - Nhân kỷ niệm 75 năm tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổ chức triển lãm với chủ đề “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”.

Phát biểu khai mạc triển lãm vào chiều ngày 16/11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Bác khẳng định “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật cũng như công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo phát minh đó chính là văn hóa. Cách đây 75 năm về trước, năm 1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Bác tiếp tục khẳng định “Văn hóa soi đường quốc dân đi”.

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN).

Với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” quy tụ 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu; 123 tài liệu hiện vật quý hiếm được trưng bày theo 6 chuyên đề theo dòng chảy văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). (Ảnh: Đức Tài).

Các nội dung chính được giới thiệu tại triển lãm gồm: Một số hình ảnh về văn hóa Việt Nam trước năm 1930; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa; văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc… (Ảnh: Đức Tài).

Nổi bật nhất trong triển lãm là phần trưng bày nội dung "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam". (Ảnh: Đức Tài).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi công việc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngày 05/11/1968. (Ảnh: Đức Tài).

Bác Hồ và Bác Tôn là hình ảnh thiêng liêng trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam; là biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết dân tộc. (Ảnh: Đức Tài).

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Văn công Việt Nam đi biểu diễn tại Indonesia về nước đến báo cáo Người, tại Phủ Chủ tịch, ngày 12/02/1961. (Ảnh: Đức Tài).

Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu một số hiện vật quý liên quan đến phong cách và lối sống giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đức Tài).

Lò xo kéo tay - Tạ Tay - Bóp tay được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi sống và làm việc tại Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch từ năm 1967 đến năm 1969. (Ảnh: Đức Tài).

Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đức Tài).

Đĩa hát do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 9/1969. (Ảnh: Đức Tài).

Phù điêu Lênin do ông Brezhnev - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga. Tặng phẩm được đoàn đại biểu do ông Nguyễn Duy Trinh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao mang về ngày 20/11/1967. (Ảnh: Đức Tài).

Một số hình ảnh các phong trào thi đua trong giai đoạn 1954 - 1975. (Ảnh: Đức Tài).

Cờ thi đua do Bộ Giáo dục tặng xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1961 - 1966. (Ảnh: Đức Tài).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn Đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam năm 1966. (Ảnh: Đức Tài).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Ba Lan cùng đồng đảo nhân dân Thủ đô Warszawa nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Ba Lan, ngày 21/7/1957. (Ảnh: Đức Tài).

Micro do phòng truyền thanh Bộ Văn hoá nghiên cứu và sản xuất sau khi hoà bình mới lập lại, năm 1955 (bên trái), micro phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam dùng đọc tin khi máy bay Mỹ đang ném bom tại Hà Nội, 4h40 phút, ngày 19/12/1972 (bên phải). (Ảnh: Đức Tài).

Đài Sony các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo dùng để nghe tin Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Đức Tài).

Ông Đặng Đình Thảo (86 tuổi) sống tại quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội cho biết, ông rất xúc động khi được xem lại những hình ảnh lịch sử của dân tộc. "Đây là những tư liệu, tài liệu hiếm, liên quan tới nước nhà mà tới giờ ông mới được biết", ông Thảo chia sẻ. (Ảnh: Đức Tài).

Triển lãm cho thấy di sản ông cha để lại cho chúng ta rất ý nghĩa. (Ảnh: Đức Tài).

Triển lãm kéo dài tới ngày 27/11, đồng thời được giới thiệu trực tuyến trên website http://trienlamvhnt.vn từ ngày 16/11 đến 31/12.

Đức Tài