Về hiện thực hóa phương thức xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Ngày đăng : 10:36, 21/09/2021
TAND TP. Hải Phòng thử nghiệm phiên tòa xét xử trực tuyến (Ảnh: Báo Công lý). |
Hiện thực hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến
Cơ sở hiện thực hóa phương thức trực tiếp và trực tuyến theo quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật. Sự khác nhau giữa trực tiếp và trực tuyến theo quy định của pháp luật được thể hiện trong một số văn bản sau:
- Các điều 190, 191, 193, 223, 224, 225, 234, 235, 237... Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Các điều 119, 120, 121, 152, 153, 164... Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Các điều 250, 256, 299, 311, 423, 467... Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
- Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/ 2017 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án.
- Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Chính sự khác nhau giữa trực tiếp và trực tuyến, quy định trong văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nhất là sự khác nhau giữa trực tiếp và trực tuyến theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như đã nêu trên, đòi hỏi:
Một là, phải có những quy định riêng, phù hợp với từng phương thức xét xử “trực tiếp” và “trực tuyến” về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự), các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự) (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Hai là, phải có những quy định riêng, phù hợp với từng phương thức xét xử “trực tiếp” và “trực tuyến” về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính.
Ba là, phải có những quy định riêng, phù hợp với từng phương thức xét xử “trực tiếp” và “trực tuyến” về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; trình tự, thủ tục xét xử; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bốn là, phải có những quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018... để bảo đảm thực hiện phương thức xét xử trực tuyến.
Giải pháp đồng hành giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để hiện thực hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến
Về phía cơ quan lập pháp
Trước mắt, Quốc hội cần sớm xem xét đưa nội dung áp dụng phương thức xét xử trực tuyến vào Nghị quyết kỳ họp thứ Hai của Quốc hội Khóa XV để các cơ quan tư pháp có cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện phương thức xét xử trực truyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 theo quy định tại Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Về lâu dài, Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật tố tụng theo hướng bổ sung phương thức xét xử trực tuyến và những quy định riêng, phù hợp với phương thức xét xử trực tuyến về: (i) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. (ii) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính. (iii) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; trình tự, thủ tục xét xử; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân. (iv) Quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018... để bảo đảm thực hiện phương thức xét xử trực tuyến.
Về phía cơ quan hành pháp
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm nguồn lực cho cơ quan tư pháp thực hiện phương thức xét xử trực tuyến về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
Trước mắt, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao phải bảo đảm các tiêu chí chung đối với hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến bao gồm: (i) Bảo đảm thực hiện xét xử trực tuyến trên công nghệ mạng Internet, hỗ trợ nhiều giao thức (như SIP, H.323, WebRTC...) và các codec (như Opus, VP8, VP9, H.264, H.265...) đảm bảo chất lượng âm thanh và hình ảnh theo chuẩn SD, HD; (ii) Bảo đảm không truyền, lưu trữ các dữ liệu phát sinh trong quá trình xét xử trực tuyến cho các đối tượng không được cấp quyền truy cập; (iii) Đảm bảo hệ thống phần mềm cung cấp cho người sử dụng theo nhiều hình thức như dịch vụ sẵn có hoặc tự quản trị và khai thác. (iv) Có phương án thống kê các thông số như: số lượng phòng họp, số điểm cầu tham gia, vị trí sử dụng, thiết bị đầu cuối sử dụng, trình duyệt sử dụng, băng thông, tỷ lệ mất gói tin của các điểm cầu. Có sẵn các phương thức để kết xuất dữ liệu thống kê (ví dụ các API).
Hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến phải có những chức năng đáp ứng những tiêu chí sau đây:
TT |
Tiêu chí cụ thể |
Mô tả chi tiết |
1 |
Âm thanh (audio) |
- Hệ thống có chức năng gọi audio; - Có thể bật/tắt audio; - Có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thu, phát âm thanh như microphone, tai nghe, loa, hệ thống âm thanh phòng xử án; |
2 |
Hình ảnh (video) |
- Hệ thống có chức năng gọi video; - Có thể bật/tắt video; - Có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thu, phát hình ảnh như camera, webcam, màn hình, máy chiếu; - Tự động điều chỉnh chất lượng hình ảnh theo băng thông kết nối; |
3 |
Trao đổi tin nhắn (Chat) |
Hệ thống có chức năng chat trong phòng xử án: - Chat công khai; - Chat riêng tư; - Sao chép nội dung chat. |
4 |
Chia sẻ màn hình |
Hệ thống có chức năng chia sẻ với các thành viên tham dự phiên tòa: - Chia sẻ màn hình; - Chia sẻ cửa sổ trình duyệt; - Chia sẻ âm thanh (nếu có); |
5 |
Mời thành viên tham gia phiên tòa |
Có thể mời thành viên tham gia phòng xử án qua một trong các hình thức sau: gửi mã phòng (ID); gửi liên kết; gửi thư điện tử; gửi tin nhắn SMS. |
6 |
Chủ tọa |
Chủ tọa có thể điều khiển phiên tòa bao gồm các chức năng: - Tắt mic từng điểm cầu (mute); - Tắt mic tất cả (mute all); - Có thể đẩy người tham dự ra khỏi phiên tòa; - Đặt mật khẩu phòng xử án; - Chuyển quyền chủ tọa; |
7 |
Các chức năng nâng cao (Các chức năng nâng cao là không bắt buộc, được áp dụng theo yêu cầu thực tế) |
Có thể có các chức năng nâng cao sau: - Khóa phòng xử án (không cho người mới tham dự phiên tòa đang diễn ra); - Thu lại quyền chia sẻ màn hình (chủ tọa thu lại quyền khi một điểm cầu đang chia sẻ màn hình của họ); - Thiết lập chế độ mặc định của các điểm cầu khi tham dự phiên tòa (về âm thanh và hình ảnh); - Cho phép ghi chú trong quá trình phiên tòa (Note panel); - Cho phép hiển thị lời thoại của người đang nói (auto subtitle); - Ghi hình hoặc ghi âm phiên tòa theo các định dạng phổ biến; - Hỗ trợ một trong các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Safari, Microsoft Edge; - Chia sẻ tài liệu trong phiên tòa; - Chủ tọa có quyền xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng xử án; - Chủ tọa có quyền khóa chức năng ghi hình, ghi âm phiên tòa. |
8 |
Các chức năng khác |
- Đại biểu có thể giơ tay phát biểu (phát tín hiệu mong muốn được phát biểu); - Hiển thị hình ảnh phiên tòa ở nhiều dạng khác nhau như dạng lưới, dạng danh sách để theo dõi người tham gia; - Hiển thị màn hình chính tại điểm cầu đang có người phát biểu (dạng xem speaker view); - Có khả năng đặt tên cho điểm cầu khi tham gia phiên tòa; - Có khả năng thống kê thông tin tham gia phiên tòa của các điểm cầu (thời gian tham gia, số lần giơ tay phát biểu, tổng số điểm cầu...); - Hiển thị các thông tin của điểm cầu dự phiên tòa (ví dụ: chất lượng kết nối, tín hiệu thu micro...); - Có chức năng cho phép lựa chọn độ phân giải hình ảnh (hoặc tự động lựa chọn theo khả năng kết nối mạng tại mỗi điểm cầu); - Cho phép tạo tài khoản độc lập với các ứng dụng khác hoặc không cần tạo tài khoản khi sử dụng. |
Hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến phải đáp ứng những tiêu chí về hiệu năng sau đây:
TT |
Tiêu chí cụ thể |
Mô tả chi tiết |
1 |
Số lượng điểm cầu đồng thời |
Hệ thống phần mềm có khả năng tổ chức phiên tòa có số điểm cầu đồng thời tối thiểu là 40 hoặc theo yêu cầu cụ thể của các cơ quan, tổ chức (Sau đây gọi tắt là số điểm cầu tối thiểu) |
2 |
Chất lượng hình ảnh |
Đảm bảo chất lượng hình ảnh SD hoặc HĐ (đảm bảo hình ảnh rõ ràng, không ngắt quãng, độ trễ thấp với phiên tòa có số điểm cầu tối thiểu và độ phân giải tối thiểu là SD) |
3 |
Chất lượng audio |
Đảm bảo chất lượng âm thanh tốt (đảm bảo âm thanh rõ ràng, không ngắt quãng, độ trễ thấp với phiên tòa có số điểm cầu tối thiểu) |
4 |
Chất lượng chia sẻ màn hình |
Đảm bảo chất lượng chia sẻ màn hình (đảm bảo chất lượng hình ảnh tối thiểu SD, độ trễ thấp với phiên tòa có số điểm cầu tối thiểu) |
5 |
Tổ chức các phòng xử án đồng thời |
Đảm bảo chất lượng cho các phòng xử án được tổ chức đồng thời (đồng thời tổ chức tối thiểu 2 phòng xử án với số điểm cầu tối thiểu trong mỗi phòng) |
6 |
Băng thông tiêu thụ |
- Băng thông tiêu thụ đối với hệ thống trung tâm cho mỗi điểm cầu tham gia tối đa 8Mbps với mọi chất lượng hình ảnh (SD hoặc HD); - Băng thông tiêu thụ đối với điểm cầu tham gia tối đa là 8Mbps với mọi chất lượng hình ảnh (SD hoặc HD). |
7 |
Số lượng phòng xử án |
Số lượng phòng xử án đồng thời có thể phiên tòa tối thiểu là 10 phòng cùng lúc |
8 |
Thời gian hoạt động liên tục |
Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục (không giới hạn thời gian phiên tòa). |
Bảo đảm các tiêu chí về an toàn, bảo mật trong xét xử trực tuyến như: (i) Hỗ trợ truyền dữ liệu trên các đường truyền mã hóa và các giao thức có bảo mật; (ii) Hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tầng giao vận TLS (v 1.2) và an toàn truyền tệp tin HTTPS; (iii) Có giải pháp xác thực an toàn, mã hóa thông tin danh tính và thông tin cá nhân của các điểm cầu tham dự phiên tòa; (iv) Các phiên tòa có các cơ chế, hình thức bảo mật để hạn chế người dùng tham gia không mong muốn; (v) Việc đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các quy định của pháp luật hiện hành.
Bảo đảm các tiêu chí phi chức năng khác như: (i) Hỗ trợ sử dụng trên các hệ điều hành phổ biến là hệ điều hành cho điện thoại và máy tính bảng như IOS và Android; hệ điều hành cho máy tính xách tay, máy tính để bàn như Windows và Mac Os. (ii) Hỗ trợ sử dụng trên các thiết bị cầm tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng; máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Về phía cơ quan tư pháp
Trước mắt, các cơ quan tư pháp cần sớm xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội: (i) Tờ trình đề xuất áp dụng phương thức xét xử trực tuyến; (ii) Báo cáo Quốc hội về tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng, làm cơ sở để Quốc hội xem xét đưa nội dung áp dụng phương thức xét xử trực tuyến vào Nghị quyết kỳ họp thứ Hai của Quốc hội Khóa XV để các cơ quan tư pháp có cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện phương thức xét xử trực truyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 theo quy định tại Điều 74 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Về lâu dài, người đứng đầu các cơ quan tư pháp cần chỉ đạo việc lập đề nghị xây dựng luật; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì lập đề nghị; tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với đề nghị xây dựng luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đơn vị được phân công lập đề nghị có trách nhiệm lấy ý kiến của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật theo trình tự sau đây: (i) Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đề nghị xây dựng luật; (ii) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật.
Đề nghị xây dựng luật phải dựa trên các căn cứ sau đây: (i) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; (ii) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật; (iii) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; (iv) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nội dung sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật tố tụng theo hướng bổ sung phương thức xét xử trực tuyến và những quy định riêng, phù hợp với phương thức xét xử trực tuyến về: (i) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. (ii) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính. (iii) Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; trình tự, thủ tục xét xử; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân. (iv) Quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018... để bảo đảm thực hiện phương thức xét xử trực tuyến.