Côn Đảo mùa “Vích” đẻ

Ngày đăng : 10:37, 08/08/2019

(Kiemsat.vn) - Vích là động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Vích và một số các loài rùa biển khác đều được đưa vào Sách đỏ của Việt Nam. Hàng năm Vích và một số loài rùa biển tìm về về Côn Đảo để bắt đầu mùa sinh sản.

Vích là một loài rùa biển có tên khoa học Caretta Olivacea. Ảnh Internet

Vích là một loài rùa biển có tên khoa học Caretta Olivacea. Vích trưởng thành có cân nặng từ 25 kg đến 46 kg. Con cái nặng trung bình 35,45 kg  con đực thì nhẹ hơn một chút với cân nặng trung bình 33,00 kg. Vích con mới nở thường nặng từ 12,0 đến 23,3 gam. Một phần vích trưởng thành lưỡng tính. Vích đực có đuôi dài và to hơn vích cái, đuôi vích được dùng khi giao phối.

Côn Đảo là địa phương có nhiều rùa lên đẻ nhất tại Việt Nam và cũng là vườn quốc gia bảo tồn các bãi đẻ, trứng rùa cũng như tỉ lệ rùa con nở lớn nhất.

Tại Côn Đảo có khá nhiều bãi có rùa lên đẻ trứng, nhưng nhiều nhất phải kể đến hòn Bảy Cạnh. Hàng năm từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, nhưng cao điểm là tháng 7 – 9 là mùa sinh sản của rùa biển.

Vào mùa sinh sản Vích và một số loài Rùa biển sẽ chọn một khu vực cát mịn gần các lùm cây rồi dùng hai chân trước của mình đào tổ, sau đó dùng hai chân sau đào một lỗ sâu chừng 50 - 60cm, rộng khoảng 20 cm và bắt đầu đẻ trứng. Sau khi lấp xong tổ trứng, rùa chúng lại tiếp tục dùng chân trước lấp xung quanh ổ với chiều dài 5 - 6 m để xóa dấu vết và ngụy trang cho tổ trứng của mình. Một rùa mẹ trung bình đẻ được khoảng 80 - 100 trứng, nhưng cũng có trường hợp đẻ đến 200 trứng tại Côn Đảo. Một mùa sinh sản, rùa mẹ có thể đẻ từ 2 - 5 ổ trứng.

Vích đẻ trứng

Hàng năm, IUCN Việt Nam thường phối hợp cùng Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức chương trình tình nguyện bảo tồn và cứu hộ rùa biển, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của tình nguyện viên và cộng đồng trong việc giúp giữ gìn loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng. 

Những năm qua, Các quần thể rùa biển dọc vùng biển Việt Nam đã chịu những tác động mạnh mẽ của con người trong nhiều thập kỷ. Rùa biển và trứng của chúng đã bị khai thác làm thức ăn, làm thuốc, bị buôn bán và sử dụng để chế tác mai rùa, mẫu nhồi và đồ mỹ nghệ. 

Tại Khánh Hòa, Tòa án nhân dân TP. Nha Trang đã tuyên phạt Hoàng Tuấn Hải 4 năm 6 tháng tù giam về hành vi thu gom, chế tác và buôn bán trái phép hơn 10 tấn rùa biển bị các cơ quan chức năng phát hiện vào cuối năm 2014.

Tại Côn Đảo đã phát hiện một số vụ tàng trữ, vận chuyển trứng vích. 

Mới đây, trong phiên phúc thẩm TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Tân 18 tháng tù về hành vi vận chuyển 116 quả trứng vích.

Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

……….

Tự Thức