Những trường hợp người bị hại dưới 18 tuổi phải cách ly với bị cáo trong quá trình xét xử
Ngày đăng : 09:06, 28/09/2018
Theo đó, trong quá trình xét xử vụ án, những trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi phải cách ly với bị cáo bao gồm:
- Những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán;
- Những vụ án có người bị hại là người dưới 10 tuổi;
- Những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội đồng xét xử xét thấy cần phải cách ly để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
Trong quá trình xét xử những vụ án này, người bị hại tham gia phiên tòa ở phòng cách ly. Thông tin về diễn biến phiên tòa cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ được truyền qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh hoặc được thực hiện bằng phương thức khác nhưng phải bảo đảm cho họ theo dõi đầy đủ diễn biến phiên tòa và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.
Người đại diện, người giám hộ, chuyên gia hoặc cán bộ tâm lý - xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em phải có mặt ở phòng cách ly để hỗ trợ người bị hại tham gia phiên tòa.
Thông tư quy định những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự gồm:
- Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.
- Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuối vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuối trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuối bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuối khác.
Những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thấm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nếu không thuộc những trường hợp trên thì xét xử tại Phòng xét xử thân thiện (nếu chưa có Phòng xét xử thân thiện thì phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi).
Ngoài ra, thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên; việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức,… cũng được quy định chi tiết tại Thông tư này.
Thông tư 02/2018/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2018.
Xem thêm>>>
Cần thống nhất cách hiểu thời điểm xác định "người dưới 18 tuổi bị kết án"
Thẩm phán Tòa gia đình và người chưa thành niên phải hiểu tâm lý người dưới 18 tuổi