Thái Nguyên: Giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Công II - Yếu tố quyết định thành công là sự đồng thuận của người dân

Ngày đăng : 13:48, 13/08/2018

(Kiemsat.vn) - Xác định GPMB Dự án KCN Sông Công II là một nhiệm vụ lớn và rất quan trọng đối với địa phương, trong đó yếu tố quyết định thành công là sự đồng thuận của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của xã và 5 xóm liên quan tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức; đảm bảo công khai thông tin để người dân hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của họ về GPMB.

Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, đảm bảo tiến độ yêu cầu. Kết quả này có được bởi sự nỗ lực của các cơ quan và địa phương liên quan, đặc biệt là sự đồng thuận cao của người dân trong vùng Dự án

Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Theo đó, Trên 90% trong tổng số 282ha thuộc vùng quy hoạch Dự án KCN Sông Công II và các dự án liên quan gồm: Dự án đường 36 mét nối KCN Sông Công II với Quốc lộ 3 cũ và Dự án xây dựng khu tái định cư thuộc địa phận xã Tân Quang (phần còn lại thuộc phường Lương Sơn, T.P Sông Công). Công tác GPMB các dự án này gồm khối lượng công việc rất lớn đối với không chỉ xã Tân Quang mà cả T.P Sông Công. Nhằm đảm bảo yêu cầu tiến độ đầu tư Dự án, lãnh đạo thành phố thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chuyên môn báo cáo công việc theo tuần, thậm chí hằng ngày; đồng thời tích cực đến hiện trường để chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh. Thành phố cũng thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ công tác giúp việc riêng cho Dự án này.

Chủ tịch Quốc hội Chung Sye-Kyun và đồng chí Bùi Xuân Hòa – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh thăm và làm việc tại Công ty TNHH Alutec Vina. Alutec Vina (Tập đoàn Aluko – Hàn Quốc) tại KCN Điềm Thụy – A

Trao đổi với PV, ông  Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất T.P Sông Công (cơ quan thực hiện GPMB Dự án) cho biết: Do tầm quan trọng và yêu cầu về tiến độ GPMB của Dự án, chúng tôi huy động tối đa cán bộ, nhân viên tập trung vào công việc. Mọi người làm việc không có ngày nghỉ, có thời điểm, ban ngày chúng tôi tập trung kiểm đếm tài sản đền bù, phối hợp với các cơ quan, địa phương giải quyết vướng mắc, ban đêm phải hoàn thiện hồ sơ, lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Trong quá trình triển khai, điều thuận lợi đối với chúng tôi là thường xuyên nhận được sự phối hợp hiệu quả của chủ đầu tư (Ban Quản lý các KCN tỉnh), các cơ quan, địa phương liên quan và đặc biệt là sự đồng thuận cao của đại bộ phận người dân trong vùng Dự án.

Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, cấp ủy, chính quyền xã Tân Quang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện công tác tuyên truyền, vận động. Đảng ủy xã xây dựng 2 nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác GPMB và quản lý đất đai. Trong đó nhấn mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, không xây dựng đón đền bù; coi trong việc nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Thành phố Sông Công không ngừng phát triển với hàng loạt các cơ sở, khu công nghiệp, đô thị khang trang.

Ông Dương Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho hay: Chúng tôi xác định GPMB Dự án KCN Sông Công II là một nhiệm vụ lớn và rất quan trọng đối với địa phương, trong đó yếu tố quyết định thành công là sự đồng thuận của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của xã và 5 xóm liên quan tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức; đảm bảo công khai thông tin để người dân hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của họ về GPMB.

Cùng với xã, cán bộ, đảng viên các xóm liên quan cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận, chấp hành chủ trương, chính sách. Cấp ủy các chi bộ phát huy tốt vai trò lãnh đạo, huy động các đoàn thể cùng vào cuộc tuyên truyền, phối hợp, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn cấp trên triển khai công việc. Đơn cử như Chi bộ xóm Làng Vai đã họp nhiều lần, ra nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên và chỉ đạo các đoàn thể vận động nhân dân. Theo ông Dương Văn Bằng, Trưởng xóm Làng Vai, xóm có 62 hộ dân thì tới 42 hộ bị ảnh hưởng bởi Dự án xây dựng tuyến đường 36 mét nối KCN Sông Công II với Quốc lộ 3 cũ, trong đó có 8 hộ phải di chuyển chỗ ở. Do tuyên truyền tốt, cán bộ, đảng viên gương mẫu nên các hộ đều đồng thuận cao, đến nay cơ bản đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Như nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án này, ông Dương Văn Chất (ở xóm Làng Vai) chia sẻ: Chúng tôi được cán bộ các cấp tuyên truyền, phổ biến đầy đủ thông tin về Dự án và quyền lợi, trách nhiệm của mình nên chấp hành ngay. Gia đình tôi có 2.000m2 đất thuộc quy hoạch Dự án và phải di chuyển cả nhà ở, tôi đã nhận tiền bồi thường lần 1 và sẵn sàng bàn giao đất. Tôi nghĩ, Dự án sớm được triển khai sẽ tạo thêm cơ hội phát triển cho người dân địa phương…

Khu công nghiệp Điềm Thụy: Điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư

Theo tìm hiểu của PV được biết, sau hơn nửa năm triển khai, đến nay công tác GPMB Dự án KCN Sông Công II và 2 dự án liên quan đã đạt khối lượng công việc lớn, đáp ứng tốt tiến độ theo yêu cầu để chuẩn bị thi công. Cụ thể, đã hoàn thành GPMB trên 6ha Dự án khu tái định cư; cơ bản hoàn thành GPMB 12ha thuộc Dự án đường 36 mét (đã chi trả 60 tỷ /80 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 123 hộ dân); đang triển khai thống kê, kiểm đếm để lập phương án bồi thường 50ha giai đoạn I của Dự án KCN Sông Công II, đã di dời gần 100 ngôi mộ. Do công tác quản lý đất đai tốt cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nên trong vùng gần như không có tình trạng người dân xây dựng đón đền bù… Đây là kết quả đáng ghi nhận từ sự nỗ lực của các cơ quan, địa phương liên quan và một yếu tố quyết định nữa là sự đồng thuận cao của người dân./.

Dự án Xây dựng hạ tầng KCN Sông Công II (Các KCN tỉnh Thái Nguyên) được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; mục đích là xây dựng một KCN tập trung có hạ tầng đồng bộ, hiện đại; là nơi ưu tiên thu hút các dự án cơ khí chế tạo máy, sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm điện tử. Dự án thuộc nhóm A, có quy mô 250ha, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 1.800 tỷ đồng, triển khai trong giai đoạn 2017-2020. Công tác GPMB Dự án liên quan đến hàng nghìn hộ dân.

Xem thêm>>>

Vinamilk 2 năm liêp tiếp lọt vào Top 10 công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất Việt Nam

Vinamilk tiếp tục lọt vào danh sách "300 doanh nghiệp hàng đầu Châu Á" và top dẫn đầu "50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam" năm 2018

PV