Đơn phương hủy Hợp đồng ủy quyền có được không?
Ngày đăng : 10:35, 02/07/2018
Ảnh minh họa |
Trường hợp của bà, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Theo khoản 1, Điều 569, Bộ luật dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng ủy quyền quy định như sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
- Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
…
Như vậy, căn cứ quy định trên thì bà được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền mà không cần có sự đồng ý của con trai mình.
- Nếu trường hợp của bà là ủy quyền không có thù lao thì bà có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đối với con trai bất cứ lúc nào, tuy nhiên phải báo trước cho con trai bà một khoảng thời gian hợp lý.
- Nếu ủy quyền có thù lao thì bà vẫn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho con trai bà theo thỏa thuận đã ký.
Để hủy Hợp đồng ủy quyền, bà có thể tự làm đơn hoặc nhờ luật sư làm đơn thông báo việc đơn phương hủy Hợp đồng ủy quyền của mình cho con trai bà biết. Lúc này, Hợp đồng ủy quyền sau khi đã thực hiện thủ tục hủy bỏ thì không còn giá trị pháp lý, mọi giao dịch thực hiện sau khi Hợp đồng ủy quyền bị hủy bỏ mà nhân danh con trai bà là vô hiệu.
Ngoài ra, bà không cho biết thời hạn của Hợp đồng ủy quyền là bao lâu nhưng nếu trong trường hợp Hợp đồng ủy quyền có ghi thời hạn ủy quyền, thì nếu hết thời hạn ủy quyền, đương nhiên Hợp đồng ủy quyền đó chấm dứt hiệu lực.
Xem thêm>>>
Đương sự vắng mặt, người được ủy quyền có mặt: Tòa án có hoãn phiên tòa?