Trao đổi về xác định thời hiệu khởi kiện thanh toán nợ lãi

Ngày đăng : 15:18, 20/06/2018

(Kiemsat.vn) - Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Trần Thị Thu Hiền, VKSND Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đăng trên Tạp chí Kiemsat.vn ngày 13/6/2018 về xác định thời hiệu khởi kiện thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản, tác giả có ý kiến như sau:

Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định tại về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:

"1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Như vậy, theo quy định tại Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định việc áp dụng thời hiệu này sẽ không tự động phát sinh mà chỉ được áp dụng nếu như có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên và yêu cầu phải được đưa ra trước khi Tòa án đưa ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. 

Điều này được hiểu là Tòa án sẽ không được từ chối thụ lý đơn khởi kiện của A vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện. Bởi vì, A đưa ra yêu cầu là hợp lý nên Tòa án phải thụ lý giải quyết. Sau khi Tòa án thụ lý thì theo yêu cầu của A hoặc B Tòa án sẽ áp dụng thời hiệu khởi kiện để xét xem vụ việc đã quá thời hiệu khởi kiện hay chưa, nếu có căn cứ để cho rằng vụ việc đã quá thời hiệu khởi kiện thì Tòa án khi đó mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc với lý do là vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện. Nhưng ở đây là do B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho A nên a có quyền khởi kiện.

Từ đó, chúng ta có thể khẳng định người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu là A và A có quyền từ chối áp dụng thời hiệu nếu như việc áp dụng thời hiệu của A nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì Tòa án sẽ tước quyền này của A. Nhưng A là người được hưởng lợi. 

Như vậy, trong vụ án tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự mà bản chất của yêu cầu khởi kiện là để bảo vệ quyền sở hữu (chủ sở hữu đòi lại tài sản do người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái phép việc thực hiện quyền sở hữu) thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trở lại nội dung vụ án ngày 05/01/2009, A cho B vay số tiền 300 triệu, hẹn 02 tháng sẽ trả, không thỏa thuận lãi. Đến ngày 05/3/2009, A yêu cầu B trả nợ nhưng B không thực hiện. Ngày 03/8/2017, A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B trả số tiền gốc 300 triệu và tiền lãi chậm trả cho A từ 06/3/2009 đến ngày 03/8/2017 là 250 triệu.

Như vậy, nếu A kiện B về việc yêu cầu Tòa án buộc B trả số tiền gốc là 300 triệu và tiền lãi chậm trả cho A từ 06/3/2009 đến ngày 03/8/2017 là 250 triệu. Theo quy định của pháp luật tại Điều 184 viện dẫn nêu trên, thì B có quyền từ chối áp dụng thời hiệu khởi kiện và khi đó Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Bởi vì, nếu B từ chối áp dụng thời hiệu khởi kiện đây là nhằm mục đích để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho A. Do vậy, Tòa án phải tước quyền từ chối áp dụng thời hiệu của B. Bởi vì B từ chối áp dụng thời hiệu khởi kiện của A nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm trả nợ tiền cho A. Do đó, Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Bởi lẽ, tại Điều 155 BLTTDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

“1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định”.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu… có quyền yêu cầu Tòa án… buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu… và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.  

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BLDS năm 2015 có nghĩa là khi chủ sở hữu yêu cầu trả lại tài sản hoặc chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu thì chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể xuất hiện trong vụ án yêu cầu trả lại tài sản hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở hoặc có thể xuất hiện độc lập sau khi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu, hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu đã chấm dứt. Do đó, yêu cầu trả lại tài sản trong trường hợp nêu trên của A đều nhằm bảo vệ quyền sở hữu nên thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu.

Từ đó chúng ta có thể khẳng định Điều 155 BLTTDS năm 2015 quy định“Trường hợp khác do luật quy định” có nghĩa là người chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản mà Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án phải áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của A hoặc B với điều kiện yêu cầu của A phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc mà thời điểm các bên xác lập hợp đồng vay tài sản giữa A và B là ngày 05/01/2009, nhưng do B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho A mà B muốn chiếm đoạt số tiền 300 triệu đồng do A sở hữu nên đến năm 2017, A mới yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, cần phải căn cứ áp dụng Nghị quyết 02; Điều 184 của BLTTDS năm 2015 để giải quyết, về nội dung cần áp dụng và Điều 155, Điều 164 BLDS năm 2015 và Điều 474 BLDS năm 2005 để giải quyết buộc B phải trả nợ cho A số tiền vay là 300 triệu đồng là phù hợp với thời điểm xác lập hợp đồng. Đối với phần lãi xuất cần phải tính lãi chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho A.

Xem thêm>>>

Về xác định thời hiệu khởi kiện thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản

TANDTC giải đáp vướng mắc về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất

Ths. Lê Văn Quang, Phó Viện trưởng, VKSND huyện Lộc Ninh, tỉnh B