Bộ Tư pháp ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp dân sự tại Việt Nam

Ngày đăng : 16:10, 04/05/2018

(Kiemsat.vn) - Với vai trò là cơ quan đầu mối về TTTP trong lĩnh vực dân sự, Cơ quan Trung ương trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về TTTP về dân sự, vừa qua Bộ Tư pháp đã phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trường toàn diện của Hoa Kỳ xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện TTTP tại Việt Nam.

Theo đó, việc xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện TTTP tại Việt Nam với mục đích hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện UTTP về dân sự tại Việt Nam đảm bảo phù hợp với điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam có liên quan; nâng cao hiệu quả hoạt động TTTP, đáp ứng yêu cầu của cam kết quốc tế và tố tụng trong nước và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong quan hệ dân sự, thương mại nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ dân sự thương mại và hội nhập quốc tế.

Sổ tay hướng dẫn thực hiện TTTP tại Việt Nam có thể được sử dụng như một tài liệu tổng thể về quy trình thực hiện UTTP của Việt Nam: cung cấp thông tin toàn diện về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ, chi phí thực hiện UTTP về dân sự.

Bên cạnh đó, sổ tay cũng hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện hồ sơ UTTP (từ cơ quan có thẩm quyền thực hiện, đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận của phía nước ngoài, số lượng hồ sơ, nội dung, ngôn ngữ, chi phí) theo từng kênh cụ thể (theo điều ước quốc tế song phương, theo Công ước Tống đạt và theo nguyên tắc có đi có lại). Vì vậy, các cán bộ trực tiếp lập hồ sơ UTTP có thể tra cứu sổ tay để tiến hành từng bước lập UTTP ra hoặc thực hiện UTTP vào. 
Sổ tay hướng dẫn thực hiện TTTP tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung chính: Một là huớng dẫn thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự; hai là các phụ lục gồm các văn kiện quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về TTTP trong lĩnh vực dân sự. Cụ thể, như sau:

Phần 1: Hướng dẫn thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự
1. Ủy thác từ Việt Nam ra nước ngoài
Bao gồm: thẩm quyền yêu cầu, chi phí thực hiện, các bước lập hồ sơ, cách thức lập hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ, thời gian trả kết quả
2. Ủy thác tư pháp từ nước ngoài đến Việt Nam
Bao gồm: thẩm quyền yêu cầu, chi phí thực hiện, phương thức thực hiện, các kênh thực hiện, thời gian chuyển hồ sơ và thông báo kết quả thực hiện
3. Hướng dẫn lập hồ sơ trong một số trường hợp cụ thể
Phần 2: Các phụ lục
1. Thông tin về quốc gia thành viên, cơ quan trung ương và ngôn ngữ của quốc gia thành viên Công ước Tống đạt
2. Các quốc gia thành viên Công ước Tống đạt có thu chi phí
3. Các quốc gia thành viên Công ước Tống đạt thông báo không thu/miễn chi phí thực tế
4. Các quốc gia thành viên Công ước Tống đạt không phản đối việc cơ quan đại diện của nước gửi tống đạt văn bản cho người là công dân nước gửi
5. Các quốc gia thành viên Công ước Tống đạt không phản đối việc gửi văn bản thông qua đường bưu điện
6. Các nước có Hiệp định/ Thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam
7. Công ước Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại
8. Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự .

Sổ tay là tài liệu tham khảo cho các đối tượng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, thư ký tòa án, luật sư, thừa phát lại, các cơ sở đào tạo và các cán bộ của các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện và nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân sự.

Xem chi tiết sổ tay tại file đính kèm. 

 

Xem thêm >>>

Tăng cường hiểu biết về hệ thống pháp luật của đặc khu hành chính Ma Cao, Trung Quốc

Viện trưởng VKSND tối cao ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Cuba 

Ngân Hà