Cách chức Đảng viên lợi dụng chức vụ đề cử người thân vào các chức danh lãnh đạo
Ngày đăng : 15:15, 17/04/2018
Cụ thể, liên quan đến các vi phạm quy định về bầu cử (điểm a khoản 2 Điều 9), quy định này nêu: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực đến các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo của tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Như vậy, tại quy định 102 thì hành vi trên đã có hình thức xử lý mạnh hơn so với quy định như trước đây là khiển trách.
Ngoài ra, đối với trường hợp tổ chức lực lượng, phe nhóm, dòng họ để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trái quy định sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ thay vì cảnh cáo hay cách chức (nếu có chức vụ) như Quy định 181 về xử lý đảng viên vi phạm trước đây.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp “Có hành vi, việc làm phá hoạt cuộc bầu cử” thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã có hướng dẫn tại văn bản số 04 HD/UBKTTW về thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW, cụ thể: “Hành vi, việc làm phá hoạt cuộc bầu cử” được quy định là các trường hợp như cố tình không đi bầu cử, có hành vị ngăn cản, đe dọa, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác không thực hiện quyền ứng cử, để cử và bầu cử; có các hành vi như hủy hoại tài liệu, văn bản, thông báo về bầu cử, làm sai lệch hoặc tác động làm sai lệch kết quả bầu cử.
Xem thêm >>>