Syria đã đáp trả "mưa" tên lửa của Mỹ và đồng minh như thế nào?

Ngày đăng : 19:26, 15/04/2018

Có lẽ thông tin bất ngờ nhất về cuộc không kích của Mỹ và liên quân vào Syria là việc Không quân Syria bắn hạ được 70% số tên lửa hành trình.
 

Vụ tấn công của liên quân Mỹ-Anh-Pháp, được tiến hành vào lúc 4h sáng ngày 14/4 theo giờ Syria, có sự tham gia của tàu chiến Hải quân Mỹ ở Biển Đỏ và máy bay ném bom B-1B được trang bị tên lửa hành trình JASSM có đầu đạn nặng 450 kg với tầm bắn 370km. Tàu chiến của hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk, có đầu đạn nặng 450 kg và tầm bắn từ 1.300-2.500km. Theo Bộ Quốc phòng Nga, B-1B của Mỹ cũng thả bom điều hướng GBU-38.

syria da dap tra "mua" ten lua cua my va dong minh nhu the nao? hinh 1
Máy bay ném bom B-1B của Mỹ. Ảnh: AP

Không quân Hoàng gia Anh cũng góp sức với 4 máy bay chiến đấu Tornado GR4 được trang bị tên lửa không đối đất có tầm bắn 400 km.

Cuối cùng là tàu khu trục Aquitaine của Pháp được trang bị tên lửa hành trình SCALP, cùng một số máy bay chiến đầu Rafale cũng được trang bị SCALP hoặc tên lửa hành trình Apache.

Chống trả "mưa" tên lửa

Trước “bộ sưu tập” vũ khí đầy sức mạnh của phương Tây, Quân đội Syria dường như vẫn đủ sức tự mình chống trả cuộc tấn công ngày 14/4.

Vài giờ sau vụ tấn công này, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Không quân Syria đã bắn hạ 71 trong số 103 tên lửa hành trình của liên quân Mỹ-Anh-Pháp. Trong số đó có toàn bộ 12 tên lửa bắn vào căn cứ không quân Al-Dumyar ở Đông Bắc Damascus. Theo truyền thông Syria, quân đội nước này đã bắn hạ được 20 quả tên lửa chỉ riêng ở Damascus.

Mặc dù Quân đội Syria có các hệ thống phòng không hiện đại, trong đó có Pantsir-S1 kết hợp với hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) và hệ thống đạn pháo chống máy bay, mưa tên lửa của phương Tây lại bị đánh chặn chủ yếu là nhờ hệ thống phòng không có “tuổi đời” hơn 30 năm do Liên Xô sản xuất như S-125, S-200 hay hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt S-200 là hệ thống được đưa vào quân đội Liên Xô từ những năm 1960.

syria da dap tra "mua" ten lua cua my va dong minh nhu the nao? hinh 2
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-125 của Nga. Ảnh: Sputnik

Các hệ thống không hiện đại

Cuối năm 2016, các nhà phân tích quân sự Nga đã đưa ra một bản phác thảo chi tiết về Quân đội Syria. Nghiên cứu của họ kết luận rằng, Không quân Syria vẫn khá mạnh mẽ, dù trải qua hơn nửa thập niên chiến tranh chống khủng bố.

Theo ước tính, Không quân Syria có 36 hệ thống Pantsir-S1 do Nga cung cấp từ 2008-2013, có 3-6 tiểu đoàn SAM tầm trung Buk-M1 và Buk-M2 (Nga cung cấp 8 tiểu đoàn Buk-M2 từ 2010-2013), 5 trung đoàn hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Kvadrat (Kvadrat là phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không Kub), cùng 8 trung đoàn tên lửa tầm xa S-200VE.

Syria có tới 53 trung đoàn Dvina và Volga, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao từ thời Liên Xô từng được sử dụng để bắn hạ máy bay U-2 của Mỹ ở Liên Xô và Cuba đầu những năm 1960. Damascus cũng có 4.000 khẩu súng chống máy bay nhiều cỡ nòng, mặc dù những khẩu súng này đang dần dần “nghỉ hưu”.

Lực lượng mặt đất Syria cũng được trang bị các hệ thống SAM tầm ngắn và tầm thấp như OSA, Strela-1, và Strela-10.

Hệ thống radar của Syria gồm hệ thống cảnh báo sớm theo dõi mục tiêu P-40 3-D UHF, hệ thống kiểm soát mặt đất cảnh báo sớm P-12 3D VHF, hệ thống cảnh báo sớm kiểm soát mặt đất P-30, P-35, P-80 2D E/F cùng hệ thống radar theo dõi độ cao PRV-13 và PRV-16.

Ngoại trừ PRV-16 và P-80 được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô đầu những năm 1970, các hệ thống còn lại đều có từ cuối những năm 1950 và giữa 1960. Phần lớn các hệ thống này đều đã nghỉ hưu ở Nga. Nga và Belarus đã cung cấp cho Syria linh kiện và công nghệ hỗ trợ cho các hệ thống này.

 

syria da dap tra "mua" ten lua cua my va dong minh nhu the nao? hinh 3
Các chuyên gia Nga cùng hệ thống phòng không S-200VE tại Syria đầu những năm 1980. Ảnh: Sputnik

"Đáng gờm" hơn mong đợi

Sự hình hành các hệ thống phòng không chẳng có gì hiện đại của Syria xuất phát từ đầu những năm 1980 và sau khi Không quân Syria bị Không quân Israel đánh bại trong cuộc chiến tranh Lebanon ở thung lũng Bekka năm 1982.

Một năm sau đó, năm 1983, Liên Xô chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-200VE cùng với các nhân viên kỹ thuật huấn luyện cho đối tác Syria. Việc triển khai S-200 thời điểm đó là đáng chú ý vì Syria nhận hệ thống này trước khi đồng minh Hiệp ước Warsaw của Liên Xô làm điều tương tự.

Kể từ thời điểm đó, nhờ cuộc chiến với Không quân Israel có công công nghệ cao hơn, Syria đã tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng không.

Trên thực tế, bất chấp “tuổi đời” nhiều hơn so với sức mạnh của phương Tây, các hệ thống phòng không của Syria vẫn hiện đại hơn đáng kể so với Nam Tư, Iraq và Libya trước khi những nước này bị Mỹ và NATO dội bom vào năm 1999, 2003 và 2011.

Theo các nhà quan sát quân sự Nga, hệ thống phòng không mạnh nhất của Syria là Pantsirs, BuK-M1-2 và Buk M-2E. Các hệ thống này có thể bắn hạ máy bay F-15 từ khoảng cách 45 km, đồng thời theo dõi và phá hủy tới 24 mục tiêu của kẻ thù. Hơn nữa, S-125 Pechora vẫn là “cơn đau đầu” với NATO bất chấp “tuổi tác”. Cuối cùng, tất nhiên là S-200, có tầm bắn 300km. Hệ thống này từng bắn hạ máy bay F-16 của Israel hồi tháng 2/2018.

Thách thức tương lai

Hiện chưa rõ ở điểm này liệu Mỹ và đồng minh có dừng lại ở vụ không kích chỉ ngày 14/4 hay không, hay sẽ tiến hành thêm các cuộc tấn công trong tương lai? Trong bất cứ trường hợp nào, vụ tấn công đã thúc đẩy Nga xem xét cung cấp cho Syria hệ thống SAM tầm xa S-300. Bộ tư lệnh quân đội Nga cho biết: “Với những gì đã diễn ra, Nga đang cân nhắc quay trở lại vấn đề này”.

Trong bất cứ trường hợp nào, Nga cũng đã hỗ trợ Syria trong việc khôi phục năng lực phòng không, đặc biệt trong 1 năm rưỡi qua. Kết quả cuối cùng của sự hỗ trợ này đã được thấy sau vụ tấn công 4h sáng ngày 14/4.

Bên cạnh đó, trong hơn 1 năm qua, Nga cũng đã tích cực hỗ trợ Syria khôi phục khả năng phòng không. Đây cũng là một phần đáng kể giúp Không quân Syria chống đỡ được vụ tấn công bằng tên lửa hành trình sáng sớm ngày 14/4./.

Theo Sputnik

Thùy Linh/VOV.VN