Đại án Phạm Công Danh (giai đoạn 2): Viện kiểm sát đang luận tội với từng bị cáo

Ngày đăng : 12:05, 22/01/2018

Sáng nay (22/1/2018), TAND TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử đại án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2. Viện kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh được sự phân công của VKSND tối cao đã phát biểu quan điểm về vụ án, phân tích, đánh giá những chứng cứ đã có được thẩm tra làm rõ tại phiên toà.

Đúng 9h, VKSND TP. Hồ Chí Minh được sự phân công của VKSND tối cao đã phát biểu quan điểm về vụ án, phân tích, đánh giá những chứng cứ đã có được thẩm tra làm rõ tại phiên toà, lời khai nhận của các bị cáo, lời trình bày của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ý kiến của các Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; tính chất của vụ án, hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra và những tác hại về mặt kinh tế, chính trị, xã hội; xác định vai trò, trách nhiệm, động cơ mục đích, mức độ tham gia thực hiện tội phạm và hậu quả từng bị cáo gây ra; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức về pháp luật và nhân thân của từng bị cáo. Qua đó đề nghị áp dụng tội danh, điều luật và mức hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với từng bị cáo để HĐXX nghiên cứu quyết định một bản án đảm bảo xử lý khách quan, có căn cứ, đúng người, đúng tội, nghiêm trị đối với các bị cáo giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu tổ chức thực hiện tội phạm, đồng thời khoan hồng với các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải nhằm thể hiện tính nhân đạo, thấu tính đạt lý mang tính giáo dục, thuyết phục và phòng ngừa tội phạm cao.

 
 Các bị cáo đang nghe VKS luận tội tại phiên toà ngày 22/1/2018

Đại diện VKS khẳng định, căn cứ hồ sơ và kết quả thẩm vấn công khai tại toà trong những ngày qua đã làm rõ khi nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ Ngân hàng Đại Tín (sau đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng – VNCB) từ nhóm Phú Mỹ, dưới sự quản trị, điều hành của Phạm Công Danh và Phan Thành Mai, ngân hàng này ngày càng thua lỗ trầm trọng. Thống đốc NHNNVN đã ban hành Quyết định số 12 ngày 14/2/2012, thành lập Tổ giám sát tại VNCB theo đó tất cả các giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên phải được sự đồng ý của Tổ giám sát.

Để có tiền để tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín, trả nợ cho nhiều tổ chức, cá nhân, chi cho khách hàng để thu hút tiền gửi tiết kiệm, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cho Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết cùng với Trần Hiệp, Phạm Trung Dũng, Vũ Bạch Yến là các thành viên HĐQT không điều hành của VNCB ký các biên bản họp HĐQT, thống nhất chủ trương dùng tiền của VNCB gửi vào các ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Tiền Phong (Tienphongbank) để bảo lãnh cho 18 công ty của Phạm Công Danh và 11 công ty của Nguyễn Việt Hà giới thiệu vay tiền tại 3 ngân hàng trên để lấy tiền đưa cho Phạm Công Danh sử dụng.

Đối vi Phm Công Danh, VKS khẳng định: Phạm Công Danh đã trực tiếp gặp lãnh đạo các Ngân hàng ĐT&PTVN, Ngân hàng TMCPSG Thương Tín và thông qua Nguyễn Việt Hà móc nối với những người có thẩm quyền tại Ngân hàng Tiên Phong; bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất việc dùng tiền gửi của NHXD bảo lãnh cho 29 C.ty vay tiền bằng nhiều chiêu thức, thủ đoạn như: kinh doanh VLXD theo mô hình chuỗi liên kết 4 nhà, kinh doanh BĐS; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp trái pháp luật, lập khống nhiều hợp đồng mua bán trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Cty Trung Dung để hoàn chỉnh những hồ sơ vay tiền của các Ngân hàng trên. Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai dùng nguồn tiền của NHXD đã huy động tiết kiệm từ người dân với lãi suất cao gửi vào các Ngân hàng trên làm tài sản bảo đảm; các bị cáo: Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết, Phan Minh Tùng lập khống các hợp đồng mua bán VLXD, BĐS, mua bán trái phiếu; trực tiếp gặp Lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng và Quỹ Lộc Việt, thống nhất cách thức tổ chức thực hiện. Với phương thức, thủ đoạn trên cùng với sự tiếp tay, giúp sức, bất chấp các quy định của Nhà nước về cho vay của lãnh đạo, nhân viên các Ngân hàng, Phạm Công Danh và đồng phạm đã dùng 6.630 tỷ đồng rút trái pháp luật của NHXD gửi vào các Ngân hàng trên làm tài sản bảo đảm để được giải ngân cho 29 C.ty vay và chuyển tiền cho Phạm Công Danh sử dụng nhiều mục đích khác nhau, sau đó thu nợ từ nguồn tiền gửi, gây thiệt hại cho NHXD 6.126,8 tỷ đồng.

Đối vi Phan Thành Mai, với vai trò là Phó TGĐ thường trực, sau đó là TGĐ NHXD, được Phạm Công Danh giao trách nhiệm cân đối nguồn tiền của NHXD gửi vào các Ngân hàng làm tài sản bảo đảm; cùng Phạm Công Danh gặp bàn bạc, thỏa thuận với lãnh đạo Ngân hàng TMCPSG Thương Tín như các bị cáo: Trầm Bê, Phan Huy Khang; các ông Phan Đình Tuệ, Bùi Văn Thành, bà Trần Thị Hải Triều về số tiền vay, tiền bảo lãnh; trực tiếp tiếp xúc với các lãnh đạo các Chi nhánh Sở giao dịch 2, Bến Thành, Gia Định và Nam Sài Gòn thuộc Ngân hàng ĐT&PTVN; nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với Đinh Việt Cường, Đặng Thị Bích Thủy và những bị cáo là giám đốc 11 C.ty đứng tên vay tiền tại Ngân hàng Tiên Phong; điện thoại cho Đinh Việt Cường trao đổi thống nhất việc dùng tiền của NHXD bảo lãnh cho 11 C.ty vay tiền; ký các biên bản họp HĐQT và HĐTD đầu tư NHXD; ký lệnh điều chuyển tiền; ký các hợp đồng tiền gửi, hợp đồng bảo lãnh cho 29 C.ty vay tiền tại 3 Ngân hàng trên bằng những bộ hồ sơ khống mua bán BĐS, VLXD theo mô hình 4 nhà, mua bán trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và C.ty Trung Dung; ký các văn bản chấp thuận cho Ngân hàng trên thu nợ vay của 29 C.ty bằng tiền gửi của NHXD. Với hàng loạt hành vi trái pháp luật và nhiều thủ đoạn tinh vi, Phan Thành Mai đã giúp Phạm Công Danh rút trái pháp luật 6.630 tỷ đồng của NHXD gửi vào 3 Ngân hàng trên bảo lãnh cho 29 C.ty vay 8.166,8 tỷ đồng rồi chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản cho Phạm Công Danh sử dụng, gây thiệt hại cho NHXD 6.126,8 tỷ đồng.

Đối vi Mai Hu Khương, Thành viên HĐQT - Giám đốc khối kinh doanh NHXD, phụ trách Bộ phận tài chính Tập đoàn Thiên Thanh đã tham gia lập và ký các biên bản họp HĐQT XHXD về việc dùng 6.630 tỷ đồng của NHXD gửi vào các Ngân hàng trên bảo lãnh cho 29 C.ty vay vốn, lập khống các biên bản thỏa thuận, các hợp đồng mua bán BĐS, mua bán VLXD theo mô hình 4 nhà; phương án vay vốn; lập khống hồ sơ phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, C.ty Trung Dung cùng những hợp đồng mua bán trái phiếu khống với 11 C.ty do Nguyễn Việt Hà giới thiệu; cùng lãnh đạo, nhân viên các Ngân hàng và Quỹ Lộc Việt thống nhất số tiền vay của 29 C.ty để các Ngân hàng giải ngân 8.166,8 tỷ đồng cho Phạm Công Danh sử dụng, gây thiệt hại cho NHXD 6.126,8 tỷ đồng.

Đối vi Nguyn Quc Vin, Trưởng Ban kiểm soát NHXD tham gia họp HĐQT NHXD, về viêc dùng 4.914 tỷ đồng (1.854+3.070) của NHXD gửi vào Ngân hàng TMCPSG Thương Tín và Ngân hàng ĐT&PTVN bảo lãnh cho 18 C.ty của Danh vay tiền, tham gia cùng Mai Hữu Khương và Phan Minh Tùng lập khống các hợp đồng mua bán BĐS và VLXD theo mô hình 4 nhà và các hồ sơ liên quan để bảo lãnh cho 18 C.ty của Danh vay 6.500 tỷ đồng (1.800+4.700) tại 2 Ngân hàng trên để Phạm Công Danh sử dụng, gây thiệt hại cho NHXD 4.386,839 tỷ đồng. 

Đối vi Hoàng Đình Quyết, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang, nguyên phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa có đủ có sở xác định Quyết đã tham gia ký các biên bản họp HĐTD đầu tư NHXD dùng tiền của NHXD gửi vào Ngân hàng Tiên Phong, liên hệ với Nguyễn Kim Cẩm Vân - phụ trách kế toán Quỹ Lộc Việt cung cấp thông tin qua lại về Tập đoàn Thiên Thanh, C.ty Trung Dung, NHXD và 4 Cty: Đại Phát Việt Nam, Thạch Hà, Thịnh Phát, Long Khánh để hoàn chỉnh những bộ hồ sơ vay tổng cộng 603 tỷ của Ngân hàng Tiên Phong bằng thủ đoạn đầu tư mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, bị Ngân hàng này thu nợ vốn và lãi từ nguồn tiền gửi gây thiệt hại cho NHXD 639,037 tỷ đồng.

Đối với Trm Bê, VKS lập luận,Trầm Bê nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có mối quan hệ quen biết với Phạm Công Danh từ trước. Khi Phạm Công Danh đặt vấn đề vay tiền tại Sacombank, biết Danh là chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây Dựng (VNCB) không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên Trầm Bê đã đồng ý cho Danh vay với điều kiện có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi của VNCB. Trầm Bê đã chỉ đạo Phan Huy Khang thống nhất với Phạm Công Danh, cho Danh vay tối đa số tiền là 1.800 tỷ đồng. Sau khi Phan Huy Khang bàn bạc với Danh thống nhất cho Danh vay 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB, Khang đã mời Trầm Bê xuống phòng làm việc của Khang để cùng thống nhất. Trầm Bê đã đồng ý và giao cho Khang tổ chức thực hiện xuống các chi nhánh. Thực hiện chỉ đạo của Trầm Bê, Phan Huy Khang, các chi nhánh Hưng Đạo, chi nhánh Quận 8 của Sacombank cho 06 công ty của Phạm Công Danh vay số tiền 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là các hợp đồng tiền gửi tổng cộng 1.854 tỷ đồng của VNCB. Hồ sơ vay vốn được lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, do không thẩm định thực tế, không kiểm tra sau khi cho vay, mà bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay trái quy định; khi hết hạn cho vay Sacombank đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835.866.666.666 đồng.

Đại diện Viện KSND TP.HCM nhận thấy: việc bị cáo Trầm Bê cho rằng Phạm Công Danh có thể vay tiền tại Sacombank và có tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB là nhận thức chưa đúng về các qui định của Luật các tổ chức tín dụng. Khoản 3 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng đã qui định rõ “tổ chức tín dụng không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng qui định tại khoản 1 điều này” có nghĩa là VNCB không được bảo lãnh cho các công ty của chính Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT của VNCB vay tiền tại Sacombank và đồng thời Sacombank cũng không được cấp tín dụng cho các công ty của chính Phạm Công Danh vay tiền. Nhưng khi Danh đề nghị cho Danh vay, Trầm Bê vẫn đồng ý chủ trương cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB. Mặc dù Trầm Bê chỉ đạo cho vay đúng qui định pháp luật nhưng do có chủ trương từ cấp trên nên các chi nhánh của Sacombank trong quá trình cho vay đã có nhiều vi phạm trong việc lập hồ sơ đã không thẩm định khách hàng, không thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định hiệu tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, vi phạm trong việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay... khi cấp dưới trình hồ sơ các khoản vay của 06 công ty, mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ Trầm Bê vẫn phê duyệt từ đó Phạm Công Danh đã vay được tiền và sử dụng tiền vay trái quy định; khi hết hạn cho vay Sacombank đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835.866.666.666 đồng. Hành vi đó của Trầm Bê đã tạo điều kiện, giúp sức cho Phạm Công Danh vay được tiền và sử dụng tiền vay trái phép, gây thiệt hại cho VNCB.

Do đó, có đủ cơ sở kết luận cáo trạng truy tố bị cáo Trầm Bê về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 điều 165 BLHS với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị cáo Phạm Công Danh là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Đối với Phan Huy Khang, với vai trò là Tổng Giám đốc ngân hàng Sacombank theo chủ trương của Trầm Bê đã trực tiếp tiếp xúc, thống nhất cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của ngân hàng VNCB. Phan Huy Khang là người truyền đạt chủ trương của Trầm Bê, giới thiệu Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn và giao cho Phan Đình Tuệ thực hiện. Phan Đình Tuệ đã triển khai và giao cho các chi nhánh Trần Hưng Đạo, chi nhánh Quận 8 Sacombank thực hiện, từ đó Khương, Viễn đã liên hệ với các chi nhánh để hoàn thiện hồ sơ vay vốn của 06 công ty vay số tiền tổng cộng 1.800 tỷ đồng. Quá trình cho vay các chi nhánh đã có nhiều vi phạm như đã nêu ở phần trên đối với bị cáo Trầm Bê, khi cấp dưới trình hồ sơ các khoản vay của 06 công ty, mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ Phan Huy Khang vẫn phê duyệt từ đó Phạm Công Danh đã vay được tiền và sử dụng tiền vay trái quy định.

Phan Huy Khang thực hiện chỉ đạo của Trầm Bê, biết Phạm Công Danh là Chủ tịch VNCB, đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng và dùng tiền gửi của VNCB làm tài sản bảo đảm. Khang đã triển khai, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc cho vay và phê duyệt các khoản vay mặc dù hồ sơ cho vay đều là các hồ sơ lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không thẩm định thực tế, không kiểm tra sau khi cho vay, bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay trái quy định. Khi hết hạn cho vay Sacombank đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835.866.666.666 đồng. Do đó, có đủ cơ sở kết luận cáo trạng truy tố bị cáo Phan Huy Khang về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 điều 165 BLHS với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị cáo Phạm Công Danh là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, Viện kiểm sát còn luận tội đối với các bị cáo Đinh Việt Cường, Đặng Thị Bích Thuỷ.

Hoa Việt – Hoài Linh/BVPL