Điểm mới về tội “cướp tài sản” trong BLHS năm 2015
Ngày đăng : 11:22, 10/10/2017
So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng về các tội xâm phạm sở hữu, trong đó có tội “cướp tài sản”.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Thứ nhất, các dấu hiệu định tính gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4) được quy định cụ thể trong từng khoản.
Thứ hai, khoản 3 Điều 168 không quy định hậu quả rất nghiêm trọng vì các tình tiết tăng nặng khác như chiếm đoạt tài sản giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (điểm a); gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% vẫn là tình tiết định khung được kế thừa. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 cũng được thay bằng tình tiết “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”, khoản 4 điều luật này đã bỏ tình tiết định khung “Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Thứ ba, khoản 4 Điều 168 bổ sung tình tiết “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên”.
Thứ tư, bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm này. Tại khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Thứ năm, bổ sung quy định tại khoản 5 về “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Anh Minh
(giới thiệu)
Xem các tin liên quan khác >>>>>
Bắt buộc chữa bệnh theo BLTTHS và BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Giám định tư pháp công lập và ngoài công lập có gì khác nhau?
Ngành Tòa án triển khai thi hành BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)