Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Ngày đăng : 06:28, 27/02/2017
Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh
Nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập chứng cứ, hậu quả của việc đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được, Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự không thể thu thập được hoặc khi xét thấy cần thiết. Quy định này nhằm phù hợp với mô hình tố tụng dân sự là xét hỏi kết hợp với tranh tụng.
Bổ sung quy định về thủ tục trao đổi, chuyển giao chứng cứ giữa các đương sự để mọi chứng cứ đều công khai nhằm bảo đảm thực hiện tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án; sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc thực hiện những biện pháp thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm việc thu thập chứng cứ được nhanh chóng, thuận lợi hơn, khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn; sửa đổi, bổ sung quy định về trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản để phù hợp với Luật Giám định tư pháp, Luật Giá; đồng thời, khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay về thẩm định giá, định giá tài sản.
Về thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ
Về xác minh, thu thập chứng cứ, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định cụ thể các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ; BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định việc thu thập chứng cứ ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, theo đó: trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành thu thập chứng cứ bằng các biện pháp: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú. Khi Thẩm tra viên tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự”, Tòa án phải ra quyết định, nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
(Trích bài viết: “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi, Tạp chí Kiểm sát số 5/2016).
Bài 3: Người tiến hành tố tụng dân sự
Bài 5: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự