Dương Văn T phạm 02 tội: Trộm cắp tài sản và Cố ý làm hư hỏng tài sản
Ngày đăng : 09:41, 17/05/2017
Hành vi thứ nhất: Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản
Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng…..thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Xét về mặt chủ quan: Trong tình huống này T nhận thức rõ hành vi của mình sẽ làm hư hỏng tài sản nhưng T cố ý phá hủy máy ATM để trộm cắp tiền trong máy. Không thể cho rằng T không có mục đích phá máy ATM vì theo quan điểm của tôi, đối với tội này thì cho dù phá hủy tài sản của người khác vì bất cứ mục đích gì (thù tức cá nhân, để thực hiện tội phạm khác, phá chơi không có mục đích…) nhưng nếu là cố ý thì đều phạm tội nếu đủ yếu tố về mặt chủ thể và hậu quả xảy ra.
Xét hành vi khách quan: Thực tế T đã có hành vi cố ý làm hư hỏng máy ATM, hậu quả gây ra là làm cho máy hư hỏng với tổng giá trị thiệt hại là 209.114.400 đồng.
Trong trường hợp này T phạm vào tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Khoản 3 Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999
Hành vi thứ 2: Hành vi trộm cắp tài sản
T nhận thức rõ là trong máy ATM có tiền, mặc dù không biết có bao nhiêu nhưng T đã lén lút đập máy ATM với mục đích là trộm cắp số tiền trong máy. Bị phát hiện vì thế T không thể tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Trên thực tế bên trong máy ATM có 354.240.000 đồng, nếu không bị phát hiện thì T đã trộm cắp số tiền trên, do đó hành vi của T thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong bài viết này tôi chỉ phân tích về hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 chứ không phân tích việc áp dụng pháp luật nào (Bộ luật Hình sự 1999 hay Bộ luật Hình sự năm 2015) để xử lý hành vi trên.
Dương Thanh Quang
VKSND tỉnh Tiền Giang
Xem bài liên quan: