Đỗ xe gây tai nạn là phạm tội cản trở giao thông đường bộ
Ngày đăng : 10:12, 03/04/2017

Chúng ta xác định được Trần Văn C thực hiện hành vi “đỗ xe”, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ thì: “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian”. Tức là tại thời điểm này C không còn điều khiển xe nữa, do vậy hành vi của C không có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 202 BLHS.
Vì C đang “đỗ xe”, nên xe ô tô tại thời điểm xảy ra tai nạn phải xác định là chướng ngại vật đặt ở trên đường gây cản trở đến giao thông đường bộ. Mặc dù là C đã có ý thức đỗ xe ô tô sát mép đường bên phải theo chiều đi và bật đèn báo hiệu dừng đỗ của xe. Tuy nhiên do trong điều kiện thời tiết là ban đêm mà C đỗ xe chiếm trên ½ phần bên phải theo chiều đi của C và anh L và chỉ thực hiện việc bật đèn báo hiệu dừng đỗ của xe mà không có tín hiệu hay biển báo nào khác nên việc làm trên của C vẫn chưa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông đường bộ, mặt khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ quy định:
…“3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
…d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.”
Như vậy, C chưa thực hiện việc “đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết” đã vi phạm điểm d khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ. Do đó hành vi của C phạm tội “Cản trở giao thông đường bộ” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 BLHS.
Nguyễn Hữu Cảnh
Thanh tra VKSND tối cao