Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự
Ngày đăng : 09:51, 03/04/2017
Nếu VKS phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, VKSND có quyền kiến nghị đối với các quyết định, hành vi trong hoạt động tố tụng dân sự đối với các trường hợp sau:
– Kiến nghị đối với quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác theo Điều 41 BLTTDS;
– Kiến nghị đối với quyết định nhập hoặc tách vụ án theo khoản 3 Điều 42 BLTTDS;
– Kiến nghị đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thờitheo khoản 2 Điều 139 BLTTDS.
– Kiến nghị việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện,đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 194 và Điều 364 BLTTDS;
– Kiến nghị đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo Điều 220 và Điều 319 BLTTDS;
– Kiến nghịđối với quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm theo Điều 233 BLTTDS;
– Kiến nghị đối với quyết định sửa chữa, bổ sung bản án (nếu có) theo Điều 268 BLTTDS;
– Kiến nghị đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo Điều 290 BLTTDS;
– Kiến nghịđối với quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm theo Điều 296 BLTTDS;
– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự;
– Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật./.
Hoàng Thị Quỳnh Chi
VKSND tối cao