Những thuật ngữ mới trong Luật TNBT của Nhà nước năm 2017
Ngày đăng : 08:58, 05/10/2017
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
So với Luật TNBTCNN năm 2009, Luật TNBTCNN 2017 (sửa đổi) đã bổ sung 04 thuật ngữ mới và sửa đổi 01 thuật ngữ, cụ thể:
Thuật ngữ “người yêu cầu bồi thường” (khoản 3 Điều 3).
Việc Luật bổ sung thuật ngữ này là nhằm bảo đảm thống nhất cách thức sử dụng thuật ngữ trong các nội dung cụ thể của dự thảo Luật.
Thuật ngữ “văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường” (khoản 5 Điều 3).
Việc Luật bổ sung thuật ngữ này thay thế cho hai thuật ngữ “văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ” và “văn bản xác định thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự” trong Luật TNBTCNN năm 2009 là nhằm thống nhất về nhận thức cũng như trong áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi yêu cầu bồi thường cũng như giải quyết yêu cầu bồi thường.
Thuật ngữ “người giải quyết bồi thường” (khoản 6 Điều 3).
Việc Luật bổ sung thuật ngữ này là nhằm “xác định rõ một người cụ thể để tham mưu cho cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường. Đồng thời, đây cũng là việc luật hóa quy định về “người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường” mà Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN (Nghị định số 16) đã quy định.
Thuật ngữ “cơ quan giải quyết bồi thường” (khoản 7 Điều 3).
Việc Luật sửa đổi thuật ngữ “cơ quan có trách nhiệm bồi thường” của Luật TNBTCNN năm 2009 thành “cơ quan giải quyết bồi thường” này nhằm thống nhất quan điểm trách nhiệm bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan giải quyết bồi thường chỉ là cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện việc giải quyết bồi thường. Việc sửa đổi thuật ngữ như trên cũng là phù hợp với quy định về các cơ chế giải quyết bồi thường quy định tại Điều 4 của Luật.
Thuật ngữ “hoàn trả” (khoản 8 Điều 3).
Việc Luật bổ sung thuật ngữ này là nhằm làm rõ trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại trong việc hoàn trả lại cho Nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã chi trả cho người bị thiệt hại.
Anh Minh
(giới thiệu)
Xem các tin có liên quan >>>>>
Thương lượng bồi thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017
Những trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước