Điểm mới về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS 2015
Ngày đăng : 09:28, 25/09/2017
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Điều 86 BLTTHS 2015; “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ trong BLTTHS 2015 được tách ra từ Điều 64 BLTTHS 2003 để thành hai điều luật riêng:
– Chứng cứ (Điều 86 Bộ luật TTHS 2015)
– Nguồn chứng cứ (Điều 87 Bộ luật TTHS 2015).
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Việc tách bạch này có ý nghĩa lớn nhằm tránh sự nhầm lẫn dẫn đến đồng nhất giữa chứng cứ với nguồn chứng cứ trong hoạt động tố tụng hình sự.
Nguồn chứng cứ bao gồm: Vật chứng, lời trình bày của đương sự, dữ liệu điện tử, hoạt động định giá tài sản, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác… Những yếu tố trong nguồn chứng cứ này chỉ có thể được coi là chứng cứ khi nó “là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.
Nói cách khác, không phải cái gì trong nguồn chứng cứ cũng đều được coi là chứng cứ, nếu như nó không có thật (VD: “vật chứng” được thay thế bằng một vật khác cùng loại) hoặc không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định.
Thu thập chứng cứ
Điểm mới đáng chú ý của thu thập chứng cứ theo BLTTHS năm 2015 là ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ theo đề nghị của người bào chữa. Đây là trường hợp người bào chữa không thể tự mình thu thập chứng cứ được, nội dung này thể hiện sự mở rộng quyền của người bào chữa, đúng theo tinh thần đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
BLTTHS 2015 bổ sung quyền tự thu thập chứng cứ của người bào chữa (khoản 1 Điều 73, khoản 2 Điều 88); cho phép người bào chữa có cơ sở pháp lý để tự mình thu thập chứng cứ hoặc đề nghị các cơ quan khác thu thập chứng cứ. Việc bổ sung quyền này góp phần làm cho vụ án được xem xét một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ hơn.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS 2015 có quy định trình tự thu thập tài liệu trong hoạt động điều tra mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển giao cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát đóng dấu bút lục, sao lưu sau đó bàn giao lại cho cơ quan điều tra.
Đây cũng là trình tự mới bổ sung để Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát toàn bộ các tài liệu thu thập được, tránh được những sai sót trong việc thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự./.
Xem các tin liên quan >>>>>
Thẩm tra viên thu thập tài liệu, chứng cứ bằng các biện pháp nào?
Đương sự có phải chứng minh với Tòa án về việc đã sao gửi tài liệu, chứng cứ không?
Anh Minh
(giới thiệu)