Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

07/07/2016 04:43

(kiemsat.vn)
Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện các hành vi phạm tội.

Để phù hợp với Luật Tổ chức VKSND năm 2014, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung và quy định đầy đủ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự.

Trong đó, đáng chú ý tại Điều 160 đã quy định rất chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm như sau:

1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

2. Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.

3. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;

d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;

đ) Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.

4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.

5. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

Kiểm sát tốt việc giải quyết tin báo và tố giác tội phạm sẽ giúp cho việc đồng ý hoặc hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra được chính xác và có căn cứ.

Thông qua hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Viện kiểm sát để có cơ sở khẳng định việc khởi tố là đúng người, đúng tội và bảo đảm các căn cứ để xử lý tội phạm, bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai và không bỏ lọt tội phạm.

Nguyễn Long

Điểm mới về kiểm sát điều tra trong BLTTHS năm 2015

(Kiemsat.vn) – Điều 165 đến 167 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra. Khi KSĐT các vụ án hình sự, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là “đề ra yêu cầu điều tra”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong giai đoạn truy tố và vấn đề nâng cao chất lượng bản cáo trạng

(Kiemsat.vn) - Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thể chế hóa quy định này, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015 đã có những quy định rất cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong từng giai đoạn tố tụng hình sự.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang