Nguyễn Văn Đ không phải là đồng phạm

03/03/2017 05:09

Sau khi đọc bài viết của tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga, đăng trên diễn đàn kiemsat.vn ngày 02/03/2017, tôi có một số ý kiến trao đổi như sau:

Theo quy định tại Điều 20 BLHS năm 1999: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm………”

Có thể thấy những dấu hiệu khách quan ở đây, là từ hai người trở lên (đều có đủ điều kiện chủ thể tội phạm); cùng thực hiện một tội phạm, tức là bất kỳ người nào tham gia đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc thúc đẩy thực hiện tội phạm và được biểu hiện cụ thể qua các hành vi như: Hành vi thực hiện tội phạm (người thực hành); hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức); hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục); hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức). Và hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau thì mới được coi là đồng phạm. Điều này thể hiện ở chỗ: Hành vi của người này phải là tiền đề cho người khác, và hành vi của mỗi người phải có mới quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

Đồng phạm là một khái niệm nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia (từ hai người trở lên), tuy vậy, không phải cứ nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, và có sự bàn bạc thống nhất, hay có sự tiếp nhận về mặt ý chí trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm, thì không gọi là đồng phạm. Về lý trí: Mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó. Về ý chí: Những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.

Với vụ án này, có thể thấy hành vi của Đ khi mang tiền đến cho H mượn hoàn toàn không biết rằng H sẽ sử dụng số tiện đó vào mục đích đánh bạc, cũng như khi tới, Đ không có bất kỳ hành động nào thêm biểu hiện tham gia vào đánh bài với mọi người ở đó. Đ cũng không có hành vi nào thể hiện việc giúp sức cho việc H đánh bài, nên việc mang tiền cho H mượn theo yêu cầu của H chỉ được xem như là một giao dịch dân sự bình thường. Hơn nữa ở đây, Đ cũng không thuộc trường hợp che giấu tội phạm, hoặc không tố giác tội phạm, vì trước khi mang tiền tới cho H, Đ không biết gì về mục đích của H khi mượn tiền, nên Đ không có hứa hẹn, vì vậy không thể xem Đ là người phạm tội; hay là đồng phạm về tội “Đánh bạc’’ được quy định tại Điều 248 BLHS năm 1999, với vai trò là người giúp sức.

Bài viết: Nguyễn Văn Đ có là đồng phạm không?

Cao Văn Huynh

TAQS Khu vực 2, Quân khu 4, tỉnh Thừa Thiên – Huế

B,C, D đồng phạm tội Cố ý gây thương tích

(Kiemsat.vn) - Tác giả cho rằng, B tuy không cùng bàn bạc với C, D nhưng khi thấy C, D mang hung khí đến, B vùng dậy và giật từ tay D một đoạn tuýp cùng C, D đuổi đánh lực lượng Công xã. B, C, D đã thống nhất ý chí với nhau, cùng cố ý thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác.

Đề nghị giữ nguyên khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015

(Kiemsat.vn) - Nhằm bảo đảm tính minh bạch của BLHS, Ủy ban kiểm sát VKSND tối cao đã thống nhất cao với quan điểm giữ nguyên quy định tại khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang