Tòa án ra lệnh tạm giam trong trường hợp nào?

18/04/2017 10:53

(kiemsat.vn)
– Tòa án chỉ được ra lệnh tạm giam đối với bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án.

Ảnh có tính minh họa (nguồn internet)

Trong thực tế, có không ít trường hợp Tòa án ra lệnh tạm giam đối với bị cáo không đúng thẩm quyền trong quá trình xét xử. Tại công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC  ngày 07/4/2017 của TANDTC về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ đã hướng dẫn như sau:

Theo quy định tại Điều 177 và khoản 1 Điều 228 BLTTHS năm 2003 thì: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết; nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”

“Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này .”

Căn cứ vào những quy định trên thì Hội đồng xét xử chỉ được ra lệnh tạm giam đối với bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định tạm giam sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án.

Đối với trường hợp Tòa án ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung là đã kết thúc phiên tòa. Vậy nên, trường hợp này, Tòa án không có quyền tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử cũng như để phục vụ cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sau khi kết thúc phiên tòa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung kèm hồ sơ vụ án phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền và việc có áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không là thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Vì thế, để tránh bị động trong việc kiểm đếm hồ sơ trả cho Viện kiểm sát, khi xây dựng kết hoạch xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dự kiến được những công việc cần phải làm và chủ động phối hợp với Viện kiểm sát để giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.

Ánh Phượng

 (giới thiệu)

Quyền bào chữa của người bị buộc tội theo BLTTHS năm 2015

(Kiemsat.vn) - BLTTHS năm 2015 bổ sung người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình; mở rộng diện người bào chữa để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Hiểu thế nào về rút yêu cầu khởi tố của bị hại theo BLTTHS 2015?

(Kiemsat.vn) – Theo ý kiến của tác giả, rút yêu cầu khởi tố của người bị hại theo BLTTHS năm 2015 là rút bất cứ lúc nào trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và vụ án phải được đình chỉ.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang