Sự kiện – vấn đề nổi bật trong tuần (từ 29/5 – 2/6)

03/06/2017 08:25

(kiemsat.vn)
Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ; Tháng 8/2017 sẽ thi tuyển Kiểm sát viên các ngạch; Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Viện kiểm sát không phải là cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường Nhà nước; Bố, mẹ bạo hành sẽ bị tước quyền chăm con; và những tin tức, sự kiện đáng chú ý khác.

1. Tháng 8/2017 sẽ thi tuyển Kiểm sát viên các ngạch

Ngày 29/5/2017, Viện trưởng VKSNDTC đã ký và ban hành Kế hoạch số 60/KH-VKSTC về việc Tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp ngành KSND năm 2017.

ke-hoach-thi-tuyen-ksv-nam2017.

Hình thức thi tuyển: VKSNDTC thống nhất việc thi tuyển để bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp năm 2017 thi môn chuyên ngành, hình thức thi viết 180 phút và thi trắc nghiệm 60 phút. Bài thi được chấm theo thang điểm 100 đối với mỗi hình thức thi (tổng điểm thi viết: 100, tính hệ số 2; tổng điểm thi trắc nghiệp: 100, tính hệ số 1).

Nội dung thi: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp. Thời gian Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, thẩm định, lập danh sách người dự thi và báo cáo Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên: dự kiến tháng 7/2017.

Thời gian tổ chức ôn thi và thi: Dự kiến tháng 8/2017. Địa điểmTại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đối với ứng viên của các tỉnh Quảng Trị trở ra và tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với ứng viên của các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào.

2. Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ

Sáng ngày 01/6/2017, tại VKSND thành phố Cần Thơ diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ. Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC dự và trao quyết định.

Được sự ủy quyền của lãnh đạo VKSNDTC, đồng chí Nguyễn Quốc Huy công bố Quyết định số 21/QĐ-VKSTC ngày 29/5/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về việc bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Văn Ri, Kiểm sát viên trung cấp, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ giữ chức vụ Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 05 năm, kể từ ngày 01/6/2017.

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm trao quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Huỳnh Văn Ri

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm gửi lời chúc mừng đến đồng chí Huỳnh Văn Ri, đồng thời nhấn mạnh đây là vinh dự và trách nhiệm cao đối với bản thân đồng chí, mong rằng đồng chí Huỳnh Văn Ri sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết đơn vị, sáng tạo trong công tác, phấn đấu, phát huy năng lực chuyên môn, chỉ đạo VKSND thành phố Cần Thơ ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Ngành giao phó.

3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ

Đêm 28/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. – Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đây là chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ và là tiếp xúc đầu tiên giữa một lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kể từ khi cả hai nước có Ban Lãnh đạo mới.

Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo cam kết tích cực tăng cường quan hệ kinh tế cùng có lợi và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy thịnh vượng cho cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ hợp tác phát triển giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; thực thi và bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện luật lao động phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng.

4. Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ

Sáng 30/5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ nhằm thảo luận, cho ý kiến về “Dự thảo báo cáo tổng kết mô hình tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo từ khi thành lập đến nay, đề xuất mô hình tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo thời gian tới và Dự thảo Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp tại các địa phương”.

chu tich nuoc chu tri phien hop cua ban chi dao cai cach tu phap tu hinh 1 Chủ tịch nước phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, từ khi được thành lập đến nay, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc, quan hệ công tác và chính sách cán bộ của Ban chỉ đạo từng bước được bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hơn; đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo. Cơ quan Thường trực, giúp việc của Ban Chỉ đạo được kiện toàn, bổ sung theo hướng tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách, bảo đảm tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong công tác tham mưu, giúp việc.

5. Quốc hội tập trung thảo luận Luật Tố cáo sửa đổi, dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)

Luật Tố cáo: Xác định rõ biện pháp và cơ quan bảo vệ người tố cáo

Đây là một trong những điều khoản quan trọng được bổ sung trong Luật Tố cáo sửa đổi lần này, được Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu trình bày tại Quốc hội, sáng 29/5.

Luật Tố cáo: Xác định rõ biện pháp và cơ quan bảo vệ người tố cáo

Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu báo cáo trước Quốc hội

Sự ra đời của Luật Tố cáo năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, qua hơn 4 năm triển khai thực hiện cho thấy, Luật Tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như về thẩm quyền giải quyết tố cáo, trình tự và thủ tục giải quyết tố cáo; tố cáo và giải quyết tố cáo tiếp; tổ chức thi hành nội dung kết luận giải quyết tố cáo; bảo vệ người tố cáo, xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm…

Vì vậy, trong tờ trình của Chính phủ, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu nêu rõ cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo nhằm khắc phục tình trạng trên.

Viện kiểm sát không phải là cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Thảo luận về dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội đã phản biện lại ý kiến Viện kiểm sát phải là cơ quan đứng ra bồi thường.

Tổng kết lại ý kiến của Đại biểu về dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết dự thảo này có nhiều điểm tiến bộ hơn trước.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: Dự thảo này có nhiều điểm tiến bộ hơn trước

Về vấn đề tranh luận quanh quan điểm cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường, ông Long khẳng định quan điểm cơ quan giải quyết bồi thường theo một nguyên tắc là cơ quan gây oan sai sau cùng. Ông Long cũng chia sẻ Uỷ ban cũng đã thảo luận nhiều lần vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đã triệu tập các cơ quan tố tụng mấy lần để thảo luận. “Về việc này chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng thiết kế để có sự tham gia của các cơ quan để đạt sự đồng thuận, nếu không vẫn phải theo nguyên tắc”.

6. Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của Luật sư

Trong một số trường hợp ngoại lệ, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của Luật sư không được áp dụng. Nói cách khác, Luật sư phải cung cấp hoặc có thể cung cấp thông tin bí mật của khách hàng cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Ốt-xtrây-li-a và Hoa Kỳ là ví dụ.

Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là nếu không có sự đồng ý rõ ràng của khách hàng, thì Luật sư không được tiết lộ thông tin liên quan đến công việc mà Luật sư làm đại diện cho họ. Nói cách khác, Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng đã cung cấp với người thứ ba, kể cả đồng nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của Luật sư không được áp dụng. Nói cách khác, ngoại lệ này là những trường hợp Luật sư phải cung cấp hoặc có thể cung cấp thông tin bí mật của khách hàng cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi đáp ứng được một số điều kiện cụ thể. Ốt-xtrây-li-a và Hoa Kỳ là hai nước trong số các nước quy định về các ngoại lệ của nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng theo hướng đó.

7. Bố, mẹ bạo hành sẽ bị tước quyền chăm con

Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Trong đó có quy định trường hợp tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc.

Trường hợp tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

Bố, mẹ bạo hành sẽ bị tước quyền chăm con 15 ngày Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và bố trí nơi tạm trú an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật trẻ em trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin.

8. Quy định mới về ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa

Ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa và cách ghi nhãn phụ là nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01/6/2017

Theo đó, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Quy định mới về ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

9. Pháo đài di động mang 90 máy bay của Mỹ tới gần Triều Tiên

USS Nimitz là siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp cùng tên có khả năng mang 90 máy bay vừa được Mỹ điều động đến gần bán đảo Triều Tiên để hội quân cùng hai tàu khác.

VOA News dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Hải quân Mỹ vừa điều động thêm tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) đến gần bán đảo Triều Tiên để hội quân cùng 2 tàu sân bay khác đang ở khu vực.

phao dai di dong mang 90 may bay cua my toi gan trieu tien hinh 2

Trước đó, siêu hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan đã được triển khai làm nhiệm vụ gần bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa đạn đạo.

10. Cuộc không kích của Philippines vào quân nổi dậy làm 10 lính chính phủ thiệt mạng

Bộ Quốc phòng Philippines cho biết một cuộc không kích của quân đội Philippines nhằm đẩy lùi các phiến quân Hồi giáo ra khỏi một thành phố phía Nam, đã đánh nhầm làm 10 người trong quân đội của chính phủ thiệt mạng.

Hai máy bay không quân SF-260 đã ném bom xuống mục tiêu ở trung tâm của thành phố Marawi, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói trong một cuộc họp báo, chiếc máy bay đầu tiên đánh trúng nhưng chiếc thứ hai đã trượt mục tiêu.

Rất buồn khi chúng ta lại đánh trúng binh của mình,” Lorenzana nói. “Phải có một sai lầm ở đâu đó, có thể là từ người chỉ đạo ở mặt đất hoặc từ phi công.

Lính thủy đánh bộ Philippines đang ngắm súng vào các mục tiêu là quân phiến loạn tại thành phố Marawi

Anh Nga (tổng hợp)

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang