Quy định mới, quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất

17/07/2016 02:48

Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:

Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”/.
Hồng Hải

Vạch trần thủ đoạn đòi nợ thuê: Vì sao tín dụng đen ngày càng lên ngôi?

Trong bối cảnh tín dụng đen ngày càng biến thể và xâm nhập sâu trong xã hội, các băng nhóm đòi nợ thuê cũng từ đó mà phát triển theo…

Có thể tặng cho đất và nhà đang thế chấp ngân hàng?

Bố tôi có một mảnh đất gắn liền với một ngôi nhà có giá trị 5 tỷ đồng và đã được cấp sổ đỏ. Cách đây 6 tháng, bố tôi đã thế chấp căn nhà này cho ngân hàng để vay 1 tỷ nhưng hiện giờ vẫn chưa trả được nợ. Vậy, bây giờ bố tôi có thể làm thủ tục tặng cho tôi ngôi nhà này được không?
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang