Giết con mới đẻ trong 07 ngày tuổi, điểm mới của Điều 124 BLHS 2015

14/08/2017 06:12

(kiemsat.vn)
Đây là trường hợp phạm tội được tách ra từ khoản 4 Điều 101 BLHS 1985, vì nếu quy định trường hợp giết con mới đẻ cũng là tội giết người thì tội giết người quy định tại Điều 93 thì không thể hiện đầy đủ bản chất của tội phạm.

Bởi vì khi tuyên án Tòa án vẫn phải kết án cho người phạm tội về tội giết người, nhưng hình phạt cao nhất chỉ có hai năm tù. Điều 94, BLHS 1999 quy định: Tội giết con mới đẻ: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Giết con mới đẻ trong 07 ngày tuổi, điểm mới của Điều 124 BLHS 2015 Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Chủ thể của tội giết con mới đẻ là tội phạm có chủ thể đặc biệt chỉ là người mẹ. Bởi lẽ, chỉ có người mẹ mới có thể lâm vào tình trạng tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con. Ngoài người mẹ của nạn nhân ra, không ai có thể là chủ thể của tội phạm này.

Nhưng ngay cả là mẹ của nạn nhân cũng chỉ coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

Những đứa trẻ mà bị mẹ giết hoặc vứt bỏ thường là những đứa con ngoài giá thú. Cá biệt, có những nơi do tư tưởng phân biệt nam nữ nên đã có trường hợp người mẹ đã đẻ rất nhiều lần mà vẫn là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời đã bị giết. Tuy nhiên, đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, ngược lại thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ. Như vậy, tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.

Giết con mới đẻ trong 07 ngày tuổi, điểm mới của Điều 124 BLHS 2015 Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Điểm mới của Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là đứa trẻ do người mẹ sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi. Kể từ ngày thứ 8 trở đi thì đứa trẻ đó không được coi là con mới đẻ nữa.

Hành vi khách quan là người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, bỏ đói cho đến chết,…) hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…) dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết. Hậu quả của hành vi là đứa trẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ dẫn đến chết. Lỗi của chủ thể là người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý.

Qua đó có thể thấy, tính nhân văn trong việc xử lý loại tội phạm này là chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, định kiến, sai trái.

Anh Nga
(giới thiệu)

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ những gì?

(Kiemsat.vn) – Ngày 09/5/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Trong đó nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang