Giao dịch phát sinh từ thỏa thuận vô hiệu không có giá trị pháp lý
(kiemsat.vn) Tác giả cho rằng, ngay tại thời điểm vợ chồng ông V, bà L cho bà Y, bà X vay 20.000 Đô la Mỹ, sau đó là 22.000 Đô la Mỹ thì giao dịch đã vô hiệu, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Tòa án không buộc anh T phải chịu án phí cấp dưỡng nuôi con là đúng
Thay đổi nội dung thỏa thuận vô hiệu, giao dịch có phát sinh hiệu lực?
Trao đổi bài viết: "Thay đổi nội dung thỏa thuận ban đầu, giao dịch có phát sinh hiệu lực?"
Việc vợ chồng ông V, bà L cho bà Y, bà X vay 20.000 Đô la Mỹ theo Giấy nợ ngày 17/3/2000 và sau đó là vay 22.000 đô la Mỹ theo Giấy mượn ngày 17/3/2001 là đã xác lập giao dịch dân sự về vay tài sản là ngoại tệ (đô la Mỹ). Đối chiếu quy định của pháp luật tại thời điểm hai bên xác lập giao dịch dân sự cho vay tài sản thì thấy rằng:
Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; (2) Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; (3) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; (4) Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”.
Ảnh minh họa |
Điều 39 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối quy định các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối thì hành vi cho vay ngoại hối (đô la Mỹ) là trái pháp luật (khoản 5). Vì vậy, giao dịch cho vay đô la Mỹ giữa vợ chồng ông V, bà L và bà Y, bà X là giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 1995.
Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường...
Như vậy, có thể thấy rằng ngay tại thời điểm vợ chồng ông V, bà L cho bà Y, bà X vay đô la Mỹ thì đã không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Điều này được hiểu mọi thỏa thuận hoặc giao dịch phát sinh từ giao dịch vô hiệu về sau (như quy đổi cả vốn và lãi thành vàng hoặc tiền) đều không có giá trị pháp lý. Nếu hai bên có phát sinh tranh chấp và khởi kiện tại Tòa án thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Tại mục 3 Phần III Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau: “Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các giao dịch giữa các cá nhân về việc vay ngoại tệ có lãi là vô hiệu; do đó, khi có tranh chấp và có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án áp dụng Điều 146 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả cho bên cho vay số nợ gốc (tính ra tiền Việt Nam tại thời Điểm xét xử sơ thẩm). Đối với Khoản lãi nếu bên vay đã trả cho bên cho vay thì phải tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước; nếu chưa trả thì không tuyên tịch thu.”
Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn khác về đường lối giải quyết vụ án cho vay ngoại tệ. Như vậy, tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất là: Yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn thanh toán 50 lượng vàng, tương đương 1.800.000.000 đồng là không có cơ sở. Tòa án chỉ chấp nhận và buộc bị đơn trả cho nguyên đơn sồ tiền bằng Việt Nam đồng tương đương 20.000 đô la Mỹ tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
Xem thêm>>>
Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn không vô hiệu
Xác định giá trị tài sản thế nào khi hợp đồng mua bán đất vô hiệu?
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.