Có được nuôi cả 02 con khi ly hôn?

29/03/2017 11:16

(kiemsat.vn)
Vợ chồng tôi có 2 con chung, cháu lớn 10 tuổi, cháu nhỏ 2 tuổi rưỡi. Bây giờ vợ chồng tôi ly hôn, tôi muốn nuôi cả 2 cháu, như vậy có được không hay bắt buộc phải mỗi người nuôi một con? việc chăm sóc con cái, thăm nom con sau khi ly hôn thì được giải quyết như thế nào?

Tư vấn về luật dành quyền nuôi con
Tư vấn về luật dành quyền nuôi con – ảnh Internet

Vấn đề bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, căn cứ theo điều luật trên, vợ chồng chị có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, về nguyên tắc, cháu nhỏ của chị mới 2,5 tuổi, nên được giao cho cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, còn cháu lớn đã 10 tuổi, nên việc thỏa thuận hoặc quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu cũng phải xem xét đến nguyện vọng của cháu xem cháu muốn sống với ai. Ai không trực tiếp nuôi dưỡng các cháu phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật định. Quyền thăm nom con cái sau khi ly hôn cũng được pháp luật quy định rõ tại Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Hy vọng đã giải đáp được một số những thắc mắc của chị.

Ls. Mai Bích Ngân

Xem xét nguyện vọng của con đương sự trong vụ án ly hôn có xem là thu thập chứng cứ?

(Kiemsat.vn) - Qua hơn một năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực 01/7/2016). VKSND huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh lưu ý, quan tâm chọn những vụ án dân sự - hôn nhân gia đình đưa ra giải quyết, xét xử theo thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm.

Câu nói ấm tình người sau giờ nghị án

(Kiemsat.vn) - Sau giờ nghị án vị đại diện Viện kiểm sát nhẹ nhàng lại gặp bị cáo và khuyên nhủ: “Bị cáo phải cảm thấy may mắn bởi bên mình vẫn luôn có gia đình. Lẽ ra, ở độ tuổi này, bị cáo phải là chỗ dựa vững chãi cho người cha bệnh tật và con trẻ. Vậy nhưng… Tôi chỉ hy vọng, bị cáo biết đứng dậy sau vấp ngã. Sau khi thi hành án xong trở về, hãy biết trân trọng niềm mong mỏi của người thân để sống một cuộc đời đáng sống!”.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang