Ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự?

11/01/2017 11:28

(kiemsat.vn)
Để phù hợp với quy định mới về tổ chức bộ máy theo Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Luật Tổ chức TAND; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Điều 285 BLTTDS năm 2003 quy định: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung cơ bản về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh không có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; thay vào đó, bổ sung quy định: Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 331)./.

Hồng Hải

Xem thêm >>>>

Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn không vô hiệu

Nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự

Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự

Bản yêu cầu điều tra theo BLTTHS năm 2015

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang